Cần Thơ: Nguồn cung khan hiếm vì không được nộp tiền sử dụng đất

Cần Thơ có hàng loạt dự án đã hoàn thiện hạ tầng và xây dựng theo quy hoạch nhưng do chưa được nộp tiền sử dụng đất nên chưa đủ điều kiện chào bán, điều này khiến cho nguồn cung bất động sản (BĐS) trở nên khan hiếm.

Dự án đủ điều kiện mở bán trở nên khan hiếm. Ảnh sưu tầm

Dự án đủ điều kiện mở bán rất hiếm hoi

Tháng 5/2019, Kita Invest – thành viên Kita Group đã mua đấu giá thành công 5.000 sản phẩm BĐS tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ (KDC Ngân Thuận) từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Sau khi về tay Kita Invest, Dự án này được đổi tên thành Đại đô thị Ngôi sao-Stella Mega City Cần Thơ.

Theo ông Nguyễn Duy Kiên, Chủ tịch HĐQT Kita Group: Stella Mega City Cần Thơ có diện tích 150ha, sở hữu vị trí đắc địa khi tọa lạc ngay mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt và Lê Hồng Phong. Stella Mega City là dự án hiếm hoi đạt được 2 tiêu chuẩn góp phần thay đổi diện mạo đô thị tại Cần Thơ đó chính là đô thị sân bay (cách sân bay Quốc tế Cần Thơ 3 phút) và đô thị trung tâm thành phố. Định hướng của Công ty là xây dựng khu đô thị này trở thành khu đô thị xanh, kiểu mẫu, đáng sống.

Theo ông Đỗ Hữu Phước – Giám đốc Truyền thông Kita Group, ngay sau khi khi tiếp nhận dự án, Kita Invest đã tiến hành song song thủ tục về chuyển nhượng dự án đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng dự án. Đến nay, nhiều công trình hạ tầng của dự án như giao thông nội bộ, cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng… đã cơ bản hoàn thiện. 

Hiện tại, dự án Đại Đô thị Ngôi Sao – Stella Mega City đang được đẩy mạnh thi công và nhiều hạng mục trọng điểm. Tiến độ dự án hiện nay đã vượt kế hoạch với 88 căn shophouse đã hoàn thiện, hiện hữu công viên Nhật Bản, cổng chào ánh sáng lộng lẫy, quãng trường rộng lớn. Tại phân khu The Ambi, KITA Invest đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng 55 căn Shophouse thuộc phân khu The Ambi, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.

Quy hoạch quận Bình Thuỷ và quận Ninh Kiều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là khu đô thị trung tâm của thành phố (theo Quyết định số 124/QĐ-UBND của UBND TP. Cần Thơ). Dân số quận Bình Thuỷ đến năm 2030 là khoảng 200.000 người, đến năm 2050 là 263.000 người; với quy mô 150ha thì Stella Mega City sẽ góp phần chỉnh trang, phát triển đô thị tại quận Bình Thuỷ và TP. Cần Thơ.

Nhiều dự án BĐS hoàn thiện hạ tầng nhưng chưa mở bán vì chưa được nộp tiền sử dụng đất. (Ảnh sưu tầm)

Doanh nghiệp bất động sản “xếp hàng” xin nộp tiền sử dụng đất

Theo báo cáo hoạt động năm 2021, giai đoạn từ năm 2015-2021, tổng số dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn TP. Cần Thơ là 50 dự án. Trong đó có 34 dự án nhà ở thương mại, nhưng hiện tại chỉ mới có 4 dự án đủ điều kiện bán hàng, 2 dự án bị thu hồi 2 chủ trương đầu tư.

Theo Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn TP. Cần Thơ đến năm 2025, có 96 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu tái định cư, nhà ở xã hội với 11.756 căn nhà ở riêng lẻ, nhà ở thương mại; 4.057 căn nhà tái định cư; 320 căn nhà ở xã hội. Trong đó, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2022 là hai dự án với tổng diện tích sàn 245.000 m2, với 1.374 căn nhà ở riêng lẻ. Cũng trong năm 2022, dự kiến TP. Cần Thơ sẽ phê duyệt 10 dự án nhà ở thương mại; 2 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn xây dựng 50.000 m2, với 714 căn hộ chung cư, nhà ở xã hội.

Như vậy, nếu tính trên số dự án được đã có chủ trương và đang triển khai thì nguồn cung BĐS tại Cần Thơ rất dồi dào, nhưng trên thực tế dự án đủ điều kiện giao dịch thì chỉ “đếm được trên đầu ngón tay”.  

Phân tích về tình trạng thị trường BĐS Cần Thơ thiếu nguồn cung sản phẩm có đầy đủ pháp lý, bà Nguyễn Thị Hoàng Hoa, Tổng thư ký, Trưởng Ban Nghiên cứu thị trường-CAREA cho biết,

Không riêng gì Cần Thơ mà nguồn cung BĐS trên cả nước giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi các chính sách thắt chặt tín dụng cũng như các quy định mới siết chặt đầu cơ, hạn chế phân lô tách thửa, tăng cường chống thất thu thuế, cùng với tình trạng một số doanh nghiệp BĐS lớn bị thanh, kiểm tra. Hiện nay thị trường đang giao dịch đa số là các dự án cũ.

Tại Cần Thơ hiện nay, chỉ trừ những dự án mua đấu giá, dự án đã nộp tiền sử dụng đất, còn lại các chủ đầu tư đang phải “xếp hàng” để xin được nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, có doanh nghiệp đã chờ đợi đã 1-2 năm mà chưa được làm nghĩa vụ tài chính vì đang chờ cơ quan có thẩm quyền ban hành giá đất để tính thuế.

“Hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai là điều kiện “tiên quyết” để dự án hoàn tất các thủ tục tiếp theo, đủ điều kiện đưa sản phẩm ra thị trường. Với việc chậm trễ trong “được nộp” tiền sử dụng đất, doanh nghiệp đầu tư BĐS đang rất khó khăn vì “ôm hàng” mà phải chịu lãi suất vay cao như hiện nay”, đại diện các doanh nghiệp BĐS nói.

Ông Nguyễn Chí Kiên, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ cho biết, hiện nay Sở cũng đang gặp phải vướng mắc vì hệ thống pháp luật quy định về định giá đất còn chồng chéo; định mức ngân sách chi cho hoạt động thẩm định giá đất thấp, nên Sở cũng rất khó khăn trong tìm nhà thầu thực hiện công tác thẩm định giá đất tại các dự án.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *