Chuẩn bị khép lại năm 2020, thị trường bất động sản tuy có những diễn biến khó lường do tác động chung của dịch bệnh và những căng thẳng về thương mại nhưng vẫn có điểm sáng giúp thị trường chuyển biến tích cực.
Cú sốc từ dịch bệnh
Năm 2020 vừa qua, trong thời điểm thế giới đang có những căng thẳng về thương mại cùng nhiều diễn biến xã hội bất ổn, báo cáo đánh giá, dịch cúm COVID-19 bất ngờ xuất hiện gây thêm áp lực cho nền kinh tế trong nước.
So với nhiều lĩnh vực, thị trường bất động sản đang trên đà phát triển, COVID-19 xuất hiện gây ra những gián đoạn kinh tế theo diện rộng và làm suy yếu những triển vọng cho thị trường. Ở đợt bùng phát đầu tiên của dịch bệnh vào tháng 3/2020, thị trường chịu một cú đấm mạnh khi giãn cách toàn xã hội, mọi hoạt động dường như tạm ngưng để phòng chống “giặt dịch”, các doanh nghiệp bất động sản lao đao, những hoạt động mở bán, tư vấn, tham quan đều hoãn lại. Nhất là tâm lý phòng chống của khách hàng, nhà đầu tư đều đang ở mức cao.
Sau khi thực hiện một cuộc khảo sát đối với 15 ngành nghề chính bị tác động bởi đại dịch Covid-19, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, tác động của Covid-19 đối với thị trường bất động sản là rất lớn. Trong thời gian diễn ra đại dịch, nền kinh tế bị đóng băng, hàng loạt các cơ sở kinh doanh đóng cửa, hàng loạt người trả mặt bằng/trả văn phòng/phòng trọ hay sang nhượng lại với giá rẻ. Theo ông Lực, bất động sản là một trong 8 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổng giá trị sang nhượng bất động sản đã giảm 0,4% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm trong khi giá cổ phiếu ngành giảm tới 16% so với đầu năm. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh do Covid-19 tăng tới 98% so với cùng kỳ năm trước.
Phục hồi trong trạng thái “bình thường mới”
Việt Nam được cho là một trong số ít quốc gia sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020, mặc dù những quốc gia khác trên thế giới được dự báo rơi vào suy thoái. Kể từ tháng 05/2020, kết quả kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được thế giới công nhận hiệu quả, kinh tế bắt đầu trạng thái “bình thường mới”, các doanh nghiệp tìm hướng đi mới.
Để tháo gỡ những khó khăn của thị trường bất động sản do tình hình dịch Covid-19, một loạt các chính sách ưu đãi của Chính phủ đã được ban hành. Các ưu đãi sẽ bao gồm giảm thuế, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất… cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đây là động thái rất tích cực từ nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp bất động sản, thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi. Dự kiến với những bổ sung trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng, tức tăng gần 100.000 tỷ đồng so với nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47/TTr-BTC ngày 26/3.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu, đặc biệt là việc thông qua gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.
Việc ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng cũng khiến cho nhiều ngân hàng khác tung ra các gói vay cạnh tranh. Trong tháng 4, nhiều ngân hàng cũng triển khai hạ lãi suất hoặc lãi suất ưu đãi cho người vay mua nhà. Để hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ cũng đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư.
“Nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp địa ốc trong những năm gần đây là vấn đề về pháp lý. Tuy nhiên, những quyết sách mạnh và kịp thời của Chính phủ trong thời gian gần đây nhằm tháo gỡ khó khăn sẽ là một công cụ hỗ trợ, một đòn bẩy đắc lực không chỉ cho các doanh nghiệp bất động sản mà còn cho cả nền kinh tế Việt Nam. Cho dù tác động của Covid-19 được dự báo có thể sẽ kéo dài đến cuối năm 2020, nhưng thị trường bất động sản chắc chắn sẽ sớm phục hồi và phát triển mạnh ở giai đoạn tiếp theo 2021-2022” – ông Sử Ngọc Khương nhận định.
Trái với dự đoán trước đó, khi nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng vì dịch bệnh đạt đỉnh, nhiều chuyên gia trong nước nhận định phân khúc cho thuê với các loại hình sản phẩm như căn hộ để ở, văn phòng, mặt bằng bán lẻ… sẽ bùng nổ. Nửa đầu tháng 6/2020, sau khi chính phủ Việt Nam tuyên bố hết dịch; các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… đón nhận lượt người lớn di chuyển về để học tập, làm việc; do đó sẽ bùng nổ nhu cầu thuê phòng trọ/ căn hộ/ văn phòng.
Dù trải qua giai đoạn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid -19, nhưng báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy giá bất động sản không hề giảm giá, thậm chí một số phân khúc tiếp tục tăng. Điều này cho thấy sức đề kháng của thị trường bất động sản khá tốt và cơ hội bùng nổ trở lại sau dịch rất cao.
Theo các chuyên gia, từ đầu năm đến nay, do tác động mạnh bởi dịch bệnh, nhưng thị trường bất động sản vẫn không có sự giảm giá hay bán tháo, chứng tỏ sức đề kháng của thị trường khá tốt, cơ hội gia tăng trở lại rất cao và có khả năng sẽ phục hồi trong trạng thái bình thường mới.
Vượt qua khó khăn – Cơ hội chuyển mình của thị trường bất động sản.
Tuy trong tháng 7 tình hình chung lại chịu tác động của dịch bệnh, nhưng với kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà nước, cũng không gây ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư. Các biện pháp phòng chống, quản lý và chữa trị dịch bệnh ở nước ta đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực vì thế Việt Nam xứng đáng là đất nước yên bình đáng sống trên thế giới và vì vậy mà sẽ có nhiều người trong số những người được đưa về nước quyết định định cư tại Việt Nam.
Đối với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với những đặc điểm như an ninh xã hội, nhịp sống vừa phải, nhiều danh lam thắng cảnh vùng sông nước,… đã và đang thu hút nhiều người đến định cư và được dự đoán sẽ thu hút nhiều người định cư hơn nữa sau đại dịch. Có thể điểm qua một vài điểm đến hấp dẫn như Long An với lợi thế liền kề Tp.HCM; Cần Thơ là thủ phủ miền Tây đang hình thành nhiều khu đô thị hiện đại; Phú Quốc được mệnh danh là thành phố biển nổi bật với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Đây được xem là 3 vùng “nóng” nhất của thị trường BĐS Tây Nam Bộ, được gọi tên khá nhiều trong làn sóng đầu tư từ trước đến nay.
Một số dự án nổi bật tại ĐBSCL có thể kể đến: Stella Mega City Cần Thơ, TNR Amaluna Trà Vinh, Meyhomes Capital Phú Quốc, Việt Úc Varea Long An… với sự góp mặt của nhiều Chủ đầu tư BĐS danh tiếng như: Đat Xanh Group, Kita Group, Cát Tường Group, Novaland, TNR Hodling Việt Nam,…
Là thành phố thủ phủ của ĐBSCL, tại Cần Thơ vẫn có giao dịch khả quan, lượng cung ra thị trường khoảng 500 sản phẩm đất nền, tiêu thụ đạt 65%. Mức giá cũng ghi nhận tăng, các dự án gần trung tâm thành phố, gần các tuyến đường lớn có giá bình quân từ 40 – 60 triệu đồng/m2, mức giá này tăng khoảng 7% so với năm 2019. Có 6 dự án trên địa bàn thành phố đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai (tính đến tháng 3/2020) theo thông tin từ Sở Xây dựng TP. Cần Thơ.
Đối với tình hình thị trường bất động sản trong năm 2021, ông Dương Quốc Thủy, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Cần Thơ đưa ra một trong những yếu tố quan trọng giúp cho thị trường bất động sản TP. Cần Thơ phát triển tốt. Đó là việc đẩy mạnh xây dựng kết nối đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và khởi công xây dựng cầu Mỹ Thuận 2; Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và hệ thống hạ tầng giao thông Cần Thơ ngày một hoàn thiện hơn.
Trong 3 năm qua có nhiều dự án bất động sản trên địa bàn thành phố được cấp chứng nhận đầu tư và triển khai xây dựng hạ tầng. Thị trường bất động sản Cần Thơ trong thử thách qua dịch COVID-19 và khó khăn kinh tế nhưng vẫn tiếp tục phát triển tốt, giới đầu tư an tâm. Từ đó giới đầu tư vững tin thị trường bất động sản trong năm 2021 sẽ phát triển tích cực.