Nhịp đập thị trường Cần Thơ ổn định trở lại trước các thông tin tích cực

Cần Thơ: Chấp thuận chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Cái Nai

Ngày 15/12 vừa qua, ông Dương Tấn Hiển – Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã ký Quyết định chủ trương đầu tư số 2857/QĐ-UBND, chấp thuận nhà đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư và du lịch Đức Tín (số 41G, đường Mậu Thân, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ) đầu tư Khu du lịch sinh thái Cái Nai.

Dự án khu du lịch sinh thái Cái Nai sẽ được hoàn thành trong giai đoạn từ quý IV/2020 đến quý IV/2022.

Dự án Khu du lịch sinh thái Cái Nai là khu đất nằm cặp theo sông Cái Nai, thuộc phường Hưng Thạnh và Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Phía Bắc giáp đất vườn cây ăn trái và rẫy trồng rau xanh, phía Nam giáp mương thủy lợi và đất vườn cây ăn trái, phía Đông giáp rạch Cái Nai, phía Tây giáp rạch Đập Lớn.

Mục tiêu dự án Khu du lịch sinh thái Cái Nai là hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của quận Cái Răng, tạo thêm nhiều việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ nói chung và quận Cái Răng nói riêng, bảo tồn các nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước.

Với quy mô dự án có diện tích sử dụng đất 64.500 m2 bao gồm các khu chức năng, sân bãi. Cụ thể gồm các Khu ẩm thực dân gian; Khu tổ chức trò chơi dân gian, cắm trại và các hoạt động team building; Khu làng nghề truyền thống; Khu nghiên cứu – nuôi trồng; Khu nhà nghỉ miệt vườn; Sân bãi.

Quyết định cũng ghi rõ là trong thời hạn 06 tháng kể từ khi được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, nếu nhà đầu tư tổ chức triển khai thực hiện dự án không đạt theo tiến độ thực hiện dự án, UBND thành phố sẽ thu hồi chủ trương đầu tư dự án, mọi thiệt hại liên quan đến chi phí thực hiện dự án thì nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Cầu cửa ngỏ Cần Thơ – cầu Quang Trung tấp nập trước ngày thông xe

Sau gần 1 năm thi công, dự án nâng cấp cầu Quang Trung đã cơ bản hoàn thành. Lễ thông xe dự kiến diễn ra vào cuối tháng 12 này.

Cầu Quang Trung là dự án được khởi công tháng 11/2017, tổng vốn đầu tư gần 220 tỷ đồng – từ nguồn vay ODA của Ngân hàng thế giới. Cầu có vai trò quan trọng, giải tỏa ách tắc, đảm bảo an toàn giao thông tại cửa ngõ phía Nam của thành phố.

Sau 20 năm sử dụng, cầu này đã quá tải, xuống cấp, thường xuyên ách tắc giao thông, xảy ra nhiều vụ tai nạn. Từ đó, các cơ quan chức năng đã quyết định thay bộ áo mới và nâng cấp diện mạo cũng như là chất lượng cho cầu.

Hiện tại, khi cho thông xe cầu mới, đơn vị thi công tiếp tục sửa chữa cầu Quang Trung cũ bên cạnh. Khi được nâng cấp, mở rộng, cầu Quang Trung mới có chiều dài gần 900m  (gồm 12 trụ, hai mố, 13 nhịp), bề rộng mặt cầu 11m với 2 làn xe, kết nối hai quận Cái Răng và Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Trong đó, phần cầu chính dài 481m, rộng 11m.

Ông Huỳnh Thanh Sử – Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA TP Cần Thơ cho biết: “Đến nay công trình đã hoàn thành hơn 90%. Đơn vị thi công đang tập trung các hạng mục còn lại như đường dành cho người đi bộ, lan can, chiếu sáng, hoàn thành việc lắp đặt đường ống nước, sơn lắp thành cầu… để kịp đưa vào sử dụng khoảng một tuần trước Tết Nguyên đán 2020”.

Các kỹ sư, công nhân tập trung cao độ, hoàn thành dự án đúng kế hoạch. Ảnh: Zing

Nâng cấp cầu Quang Trung thuộc dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (còn được gọi là dự án 3). Điều này góp phần quan trọng xây dựng diện mạo mới mẻ cho thành phố, giảm ùn tắc giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Xây cầu Tây Đô hơn 200 tỷ bắc qua sông Cần Thơ

Mới đây, UBND TP. Cần Thơ vừa có tờ trình HĐND thành phố xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu Tây Đô (ở huyện Phong Điền) với tổng mức đầu tư 208 tỷ đồng.

Cầu có chiều dài 700m với quy mô gồm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 10,5m. Dự án có điểm đầu giao với đường tỉnh 923, điểm cuối tại đường tỉnh 926 ở thị trấn Phong Điền, vừa được UBND TP. Cần Thơ phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong đó, phần cầu dài 132 m, rộng 20m; phần đường dẫn 568m, rộng 30m. Công trình dự kiến khởi công năm 2021 và hoàn thành vào năm 2024.

Dự án cầu Tây Đô thuộc huyện Phong Điền. Ảnh: Báo Pháp luật

Theo ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Cần Thơ, đường tỉnh 926 từ thị trấn Phong Điền đến tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn (tuyến kết nối quốc lộ 61C đi Hậu Giang và quốc lộ 1A) đã được đầu tư rộng 5,5 m. Sáu trong số bảy cầu trên tuyến này đã mở rộng 8 -11 m. Hiện chỉ còn cầu Phong Điền nhỏ hẹp, rộng 5 m, thường xuyên ùn tắc.

Tuy nhiên cầu Phong Điền chỉ có bề rộng 5m, cầu nhỏ hẹp và thường xuyên ùn tắc giao thông. Việc xây dựng cầu Tây Đô đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân.

Theo UBND TP Cần Thơ, việc đầu tư xây dựng cầu Tây Đô góp phần hoàn thiện một phần cơ sở hạ tầng giao thông, trợ lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng và thành phố nói chung.

Bảy tuyến cao tốc thay đổi diện mạo đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo 304/TB-VPCP nêu rõ kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tán thành với các địa phương và các Bộ, ngành về việc sớm hoàn thiện Quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn 2031-2030, tầm nhìn 2050, dự kiến được phê duyệt vào cuối năm nay. Quy hoạch này cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là phát huy tính liên kết nội vùng và liên kết vùng.

Cộng hưởng cùng với nội lực, ngoại lực từ hệ thống 7 tuyến cao tốc trục dọc – ngang ĐBSCL còn tăng khả năng liên kết tới thủ phủ của vùng – TP. Cần Thơ, bao gồm các đoạn: Cần Thơ – Cà Mau, Chơn Thành – Đức Hòa, Đức Hòa – Mỹ An, Mỹ An – Cao Lãnh, An Hữu – Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh), Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu.

7 tuyến cao tốc ở ĐBSCL. Ảnh: Internet

Để có cơ sở triển khai huy động vốn, từng bước đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc nêu trên, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có kiến nghị điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc này lên giai đoạn trước năm 2030, đồng thời bổ sung tuyến cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh vào quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.

Trước đó, tháng 4/2019, Thủ tướng Chính phủ cũng có lời hứa với 20 triệu người dân ĐBSCL về hạ tầng. Thủ tướng nhấn mạnh cam kết này sẽ được tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời để giải quyết bức xúc hiện nay đối với ĐBSCL, trước hết là tuyến đường bộ Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ, phải được thông tuyến vào năm 2020 và khánh thành toàn tuyến vào năm 2021.

Cần Thơ: Nhiều doanh nghiệp cam kết đầu tư

Ngày 27/11 vừa qua, UBND TP. Cần Thơ và Công ty TNHH Central Capital, Công ty CP Đầu tư Sao Nam tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa UBND TP. Cần Thơ và Công ty Central Capital, Công ty CP Đầu tư Sao Nam.

Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Nam và Công ty TNHH Đầu tư Central Capital cam kết sẽ tập trung các nguồn lực để đầu tư vào các dự án phát triển đô thị, bất động sản, du lịch, khu công nghiệp, công nghệ thông tin tại TP. Cần Thơ. Đồng thời, liên danh sẽ kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư, phát triển TP. Cần Thơ.

Đại diện lãnh đạo UBND TP Cần Thơ ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với hai Công ty TNHH  Central Capital và Công ty CP Đầu tư Sao Nam. Ảnh: Internet

Tại buổi lễ, ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, thành phố cam kết đồng hành và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững; kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng Cần Thơ trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Việc đầu tư, phát triển các dự án trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư. Cùng với việc đầu tư vào các dự án theo danh mục đầu tư, liên danh sẽ góp phần đầu tư vào các công trình hạ tầng kỹ thuật, an sinh xã hội để góp phần phát triển TP. Cần Thơ văn minh, hiện đại.

Tổng quan tình hình ta có thể nhận thấy rõ diện mạo thành phố ngày càng thay đổi. Vị thế, tiềm lực kinh tế – xã hội của Cần Thơ đã chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vai trò trung tâm và động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ĐBSCL, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với khu vực và thế giới.

Đồng thời, TP. Cần Thơ đã cam kết đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững; kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng Cần Thơ trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn…

Song song đó, Cần Thơ vẫn luôn tin tưởng vào sự đồng hành, hợp tác, góp sức của các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và của quý đại biểu sẽ giúp Cần Thơ có cơ hội nhiều hơn trong thu hút đầu tư.