404: Not Found Tăng cường hạ tầng mềm, tăng cường liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long - HIỆP HỘI BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tăng cường hạ tầng mềm, tăng cường liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Là vùng kinh tế có diện tích đất đai mênh mông, lợi thế về phát triển nông nghiệp, gần đây Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã chuyển hóa dần sang công nghiệp – dịch vụ, điều này càng yêu cầu vùng cần tăng cường liên kết cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm để tương xứng với tiềm năng phát triển.

Gồm 13 tỉnh, thành phố và chiếm 13% diện tích cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, những bất cập, hạn chế trong hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn đang kìm hãm sự phát triển của vùng đất “chín rồng” giàu tiềm năng này.

Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm, tại Hội thảo “Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị vùng ĐBSCL những năm qua đã được đẩy mạnh, đạt các kết quả tích cực.

Hệ thống giao thông trong vùng hiện đang được chú ý đầu tư phát triển, trong thời gian ngắn tới đây các đường cao tốc kết nối từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh trong vùng sẽ được hoàn thiện. Đây là yếu tố rất thuận lợi tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với các địa phương cần phải có sự chuẩn bị trước phát triển hệ thống hạ tầng kết nối, tạo sự đồng bộ để quá trình phát triển được hài hòa và bền vững.

Dự kiến, đến hết năm 2025 sẽ có khoảng 300 km đường cao tốc tại ĐBSCL, con số này được tính toán có cơ sở thực hiện. Hiện, chúng ta đã có 40 km đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương; và 44km cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận kết nối với cầu Mỹ Thuận 2, đến hiện tại tuyến cao tốc này đã đạt 42/22km, khoảng trên 94% kế hoạch và dự kiến thông xe kỹ thuật 15 ngày phục vụ tết 2022. Cùng với đó là các tuyến cao tốc trục dọc ngang liên vùng đang hình thành như Bạc Liêu – Rạch Giá – Hà Tiên, Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi ngày càng hoàn thiện mạng lưới giao thông ĐBSCL.

Công nhân đang hoàn thiện vẽ mặt đường để kịp đưa tuyến Trung Lương – Mỹ Thuật thông xe kỹ thuật dịp Tết nguyên đán

Bên cạnh đó, những vấn đề về cơ chế chính sách, quy hoạch, thủ tục cấp phép đầu tư, thuế, hỗ trợ thị trường… cần làm tương xứng để không trì níu, làm chậm sự phát triển của hạ tầng cứng. Cần chủ trương nhất quán của toàn vùng trong câu chuyện liên kết và kêu gọi nhà đầu tư đến làm ăn cũng như ngược lại, để người miền Tây liên kết và đi ra làm ăn với mọi vùng.

Một gợi ý của TS. Vũ Thành Tự Anh về việc “nên có cơ sở dữ liệu chung để nối kết dữ liệu các địa phương lại với nhau”, theo các nhà lãnh đạo địa phương, là rất xứng đáng để quan tâm. “Tuy chưa hình dung được san sẻ cơ sở dữ liệu chung và kết nối dữ liệu chung mà không có một thể chế chung được hợp thức ở vùng ra sao, song với vai trò không thể phủ nhận của dữ liệu và sự phát triển của công nghệ số, hy vọng trước mắt các địa phương có thể ngồi lại, bàn bạc, san sẻ, liên kết cùng nhau bắt đầu từ vấn đề này”, lãnh đạo một địa phương ở ĐBSCL cho biết.